Brand Association là gì? Vai trò & cách tạo liên tưởng thương hiệu

Nếu bạn nghĩ đến Nike và nhớ ngay “Just Do It”, đó là ví dụ về Brand Association thành công. Vậy Brand Association là gì? Và vì sao nó quan trọng? Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ vai trò, lợi ích và cách ứng dụng hiệu quả để phát triển thương hiệu.

1. Brand Association là gì?

Brand Association là những hình ảnh, cảm xúc, ý tưởng hoặc ký ức mà người tiêu dùng liên tưởng đến khi họ nghĩ về một thương hiệu cụ thể. Nói cách khác, đây là những liên tưởng mà khách hàng hình thành trong tâm trí thông qua tiếp xúc với sản phẩm, dịch vụ, quảng cáo hoặc trải nghiệm.

Brand Association có thể tích cực hoặc tiêu cực. Nếu được xây dựng đúng cách, nó sẽ tạo ra cảm xúc tích cực và khuyến khích hành vi mua hàng. Ngược lại, liên tưởng tiêu cực có thể ảnh hưởng xấu đến hình ảnh thương hiệu.

2. Vai trò của Brand Association là gì?

Vai trò của Brand Association trong chiến lược thương hiệu? Dưới đây là một số điểm nổi bật:

– Tăng khả năng nhận diện thương hiệu: Khi khách hàng nghĩ đến thương hiệu với những hình ảnh tích cực, họ sẽ dễ dàng nhớ đến và nhận diện thương hiệu hơn.

– Tạo sự khác biệt: Giữa hàng ngàn thương hiệu trên thị trường, những liên tưởng đặc trưng giúp doanh nghiệp nổi bật.

– Ảnh hưởng đến quyết định mua hàng: Brand Association tạo ra cảm xúc, sự tin tưởng và giúp khách hàng ra quyết định dễ dàng hơn.

– Xây dựng lòng trung thành: Khi người tiêu dùng có liên kết cảm xúc mạnh mẽ với thương hiệu, họ có xu hướng quay lại và giới thiệu cho người khác.

3. Brand Association gồm những gì?

Brand Association gồm rất nhiều yếu tố tạo nên hình ảnh thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng. Các loại liên tưởng này có thể chia thành những nhóm sau:

– Liên tưởng thuộc tính sản phẩm (Product Attributes): Bao gồm các đặc điểm vật lý hoặc chức năng như hương vị, thiết kế, độ bền, công nghệ, chất lượng sản phẩm. Đây là những yếu tố đầu tiên người tiêu dùng thường gắn với thương hiệu.

– Liên tưởng lợi ích chức năng và cảm xúc (Functional & Emotional Benefits): Không chỉ là những gì sản phẩm mang lại về mặt tiện ích, mà còn là cảm xúc mà khách hàng cảm nhận được – ví dụ như sự an tâm khi dùng sản phẩm cho gia đình, hay sự tự tin khi sử dụng sản phẩm làm đẹp.

– Liên tưởng biểu tượng và hình ảnh đại diện: Bao gồm logo, màu sắc, biểu tượng, linh vật hay bất kỳ hình ảnh nào được sử dụng để đại diện thương hiệu. Đây là yếu tố thị giác giúp tăng cường khả năng ghi nhớ.

– Liên tưởng người đại diện hoặc người nổi tiếng: Khi thương hiệu gắn với hình ảnh một người có ảnh hưởng, điều đó tạo ra một kết nối cảm xúc mạnh mẽ và dễ ghi nhớ hơn.

– Liên tưởng văn hoá hoặc địa lý: Nguồn gốc xuất xứ, truyền thống, văn hóa hoặc khu vực địa lý mà thương hiệu đại diện có thể gợi nên sự tin tưởng, chất lượng hoặc phong cách sống nhất định.

– Liên tưởng lối sống và giá trị: Một số thương hiệu đại diện cho phong cách sống hoặc hệ giá trị cụ thể như bền vững, hiện đại, tự do, sang trọng…

Những yếu tố này khi được kết hợp một cách nhất quán sẽ giúp xây dựng nên một hệ thống liên tưởng mạnh mẽ và bền vững.

4. Brand Association được hình thành dựa trên những yếu tố nào?

Hiểu Brand Association là gì không thể tách rời việc nhận diện các yếu tố góp phần hình thành nên nó. Những liên tưởng thương hiệu không tự nhiên xuất hiện mà được xây dựng thông qua quá trình tiếp xúc, trải nghiệm và ghi nhớ. Cụ thể:

– Trải nghiệm thực tế với sản phẩm hoặc dịch vụ: Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến Brand Association. Nếu trải nghiệm của khách hàng tích cực, họ sẽ ghi nhớ thương hiệu với cảm xúc tốt. Ví dụ, một chiếc điện thoại bền và hiệu suất ổn định sẽ tạo liên tưởng về chất lượng và độ tin cậy.

– Chiến lược truyền thông – quảng cáo: Những câu slogan, chiến dịch quảng cáo sáng tạo và nhất quán giúp thương hiệu khắc sâu vào tâm trí người tiêu dùng. Một ví dụ điển hình là “Think Different” của Apple.

– Tác động từ người khác – xã hội: Những nhận xét từ bạn bè, người nổi tiếng, KOLs, đánh giá trên mạng xã hội hoặc các trang thương mại điện tử ảnh hưởng mạnh đến cách mà người tiêu dùng liên tưởng đến thương hiệu.

– Sự nhất quán trong định vị thương hiệu: Khi một thương hiệu có thông điệp, hình ảnh và giọng nói nhất quán trong mọi kênh truyền thông, họ dễ dàng tạo và duy trì liên tưởng rõ ràng. Sự thay đổi thất thường sẽ làm yếu đi nhận thức của người tiêu dùng.

– Thiết kế thương hiệu (bao bì, logo, màu sắc): Các yếu tố thiết kế là công cụ trực quan mạnh mẽ để hình thành và duy trì Brand Association. Ví dụ, màu tím gắn liền với sự sang trọng và thường được sử dụng trong các thương hiệu cao cấp.

– Sự hiện diện tại các điểm tiếp xúc: Cách thương hiệu xuất hiện ở cửa hàng, trên website, mạng xã hội, hoặc tại các sự kiện cũng ảnh hưởng đến việc khách hàng sẽ nghĩ đến thương hiệu.

Tổng hợp các yếu tố trên không chỉ giúp thương hiệu hình thành liên tưởng mạnh mẽ, mà còn duy trì vị trí trong tâm trí khách hàng một cách bền vững.

5. Các cách xây dựng Brand Association – liên tưởng đến thương hiệu

Để hiểu rõ Brand Association là gì? Và xây dựng liên kết ấy một cách hiệu quả, các doanh nghiệp có thể lựa chọn các chiến lược sau:

5.1. Brand Association xây dựng liên kết với thuộc tính (Attribution)

Liên kết thương hiệu với những thuộc tính nổi bật của sản phẩm như chất lượng, giá thành, độ bền, thiết kế,… là một trong những chiến lược quan trọng giúp thương hiệu tạo ấn tượng mạnh mẽ và dễ ghi nhớ trong tâm trí người tiêu dùng. Đây chính là cốt lõi của khái niệm Brand Association là gì? – tức là những liên tưởng mà khách hàng gắn liền với một thương hiệu cụ thể.

Khi người tiêu dùng nghĩ đến thương hiệu, họ không chỉ nhớ tên gọi hay logo, mà còn nhớ đến cảm nhận, trải nghiệm và những đặc điểm sản phẩm nổi bật mà thương hiệu đó thể hiện nhất quán. Việc xây dựng các liên tưởng tích cực giúp thương hiệu tạo ra sự khác biệt trên thị trường và ảnh hưởng đến quyết định mua hàng.

Ví dụ điển hình: Dove đã thành công trong việc xây dựng brand association với hình ảnh “dưỡng ẩm và nhẹ dịu cho da” nhờ công thức sản phẩm chứa ¼ kem dưỡng ẩm, truyền thông một cách đồng nhất và nhất quán trong suốt nhiều năm. Khi nhắc đến Dove, khách hàng không chỉ nghĩ đến xà phòng hay sữa tắm, mà nghĩ đến sự mềm mại, an toàn, phù hợp cho làn da nhạy cảm – đó chính là liên tưởng về thương hiệu được hình thành và duy trì hiệu quả.

5.2. Brand Association xây dựng liên kết với thái độ (Attitude)

Thương hiệu có thể gắn mình với những thái độ sống hoặc quan điểm tích cực như tự tin, năng động, sáng tạo.

Ví dụ: Red Bull gắn liền với tinh thần mạo hiểm và không ngừng thử thách.

Brand-Association-la-gi
Red Bull gắn với thể thao mạo hiểm (Nguồn: cafebiz.vn)

5.3. Brand Association xây dựng liên kết với thương hiệu mẹ

Khi một thương hiệu con được bảo trợ bởi thương hiệu mẹ uy tín, liên tưởng đến thương hiệu sẽ được lan tỏa nhanh hơn.

Ví dụ: Lexus thừa hưởng sự uy tín từ Toyota – thương hiệu mẹ.

5.4. Brand Association xây dựng liên kết với quốc gia/khu vực địa lý

Quốc gia hoặc khu vực xuất xứ có thể tạo ra liên tưởng về chất lượng, độ tin cậy hoặc giá trị văn hóa.

Ví dụ: Đồng hồ Thụy Sĩ gợi liên tưởng đến độ chính xác và đẳng cấp.

5.5. Brand Association xây dựng liên kết với người nổi tiếng 

Sử dụng hình ảnh người nổi tiếng để đại diện cho thương hiệu là cách hiệu quả để tạo sự ghi nhớ và liên tưởng tích cực.

Ví dụ: Cristiano Ronaldo đại diện cho Clear Men giúp tạo liên tưởng về sức mạnh và tự tin.

Brand-Association-la-gi-1
Cristiano Ronaldo đại diện cho Clear Men (Nguồn: drivadz.vn)

5.6. Brand Association xây dựng liên kết với một biểu tượng

Biểu tượng (logo, linh vật, màu sắc) giúp thương hiệu dễ dàng được ghi nhớ và nhận diện.

Ví dụ: Hình ảnh con hổ của Tiger Beer hoặc màu đỏ của Coca-Cola.

5.7. Brand Association xây dựng liên kết với một sự kiện

Tham gia hoặc tài trợ cho sự kiện văn hóa, thể thao có thể giúp thương hiệu tạo liên kết cảm xúc và tăng độ nhận diện.

Ví dụ: Pepsi tài trợ các sự kiện âm nhạc lớn để gắn liền với giới trẻ và âm nhạc sôi động.

brand-association-2
Pepsi và đại nhạc hội Thirsty for more ( Nguồn: cdn.stage.vn)

6. Ví dụ về sự gắn kết thương hiệu

– Apple: Gợi nhớ đến sự sang trọng, đột phá công nghệ, thiết kế tinh tế.

– Starbucks: Liên tưởng đến không gian thoải mái, phong cách sống hiện đại và cá nhân hóa.

– Vinamilk: Sức khỏe, dinh dưỡng và sự đáng tin cậy từ thương hiệu Việt.

– BMW: Cảm giác lái mạnh mẽ, đẳng cấp và phong cách sống thành đạt.

Mỗi thương hiệu trên đều thành công trong việc xây dựng Brand Association rõ ràng và hiệu quả trong tâm trí người tiêu dùng.

7. Những câu hỏi thường gặp về Brand Association

Brand Association là gì,có phải là nhận diện thương hiệu không?
Không. Nhận diện thương hiệu (Brand Recognition) là việc người tiêu dùng nhận biết thương hiệu, trong khi Brand Association là những gì họ nghĩ đến hoặc cảm nhận khi nhớ đến thương hiệu đó.

– Có thể thay đổi Brand Association không?
Có. Tuy nhiên, việc thay đổi cần chiến lược dài hạn, thống nhất trong truyền thông và tạo trải nghiệm mới tích cực cho khách hàng.

– Tại sao doanh nghiệp nhỏ cũng nên quan tâm đến Brand Association?
Vì nó giúp tạo điểm khác biệt, xây dựng lòng tin và ghi nhớ trong tâm trí khách hàng với chi phí không quá lớn nếu làm đúng cách.

– Brand Association có ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu không? 

Có. Brand Association tích cực góp phần làm tăng giá trị vô hình của doanh nghiệp, từ đó nâng cao giá trị thương hiệu trên thị trường.

– Mất bao lâu để xây dựng Brand Association hiệu quả? 

Không có con số cố định, nhưng thường cần ít nhất vài tháng đến vài năm để tạo ra những liên tưởng mạnh mẽ và bền vững, tùy thuộc vào chiến lược và mức độ đầu tư truyền thông của thương hiệu.

8. Tổng kết

Qua bài viết, bạn đã hiểu rõ Brand Association là gì và lý do tại sao nó đóng vai trò quan trọng trong chiến lược thương hiệu. Liên tưởng thương hiệu không chỉ giúp tăng nhận diện mà còn tạo ra sự gắn kết bền vững giữa doanh nghiệp và khách hàng.

Việc xây dựng Brand Association cần sự đồng bộ, sáng tạo và kiên trì. Dù bạn là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, hãy bắt đầu tạo ra những tích cực để định vị và phát triển bền vững trên thị trường. Bằng cách hiểu rõ Brand Association, bạn sẽ có thêm công cụ hiệu quả để tạo lợi thế cạnh tranh và xây dựng thương hiệu mạnh mẽ trong lòng người tiêu dùng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

HUMA

HUMA sáng tạo, xây dựng và đầu tư chuyên về tiếp thị, công nghệ, và kinh doanh để giúp những doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng và thực hiện những ý tưởng khác biệt.

Chuyên mục

Tags

Công Ty TNHH Tư Vấn Và Đầu Tư HUMA
Số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 0317016168
Ngày hoạt động: 2021 -11-05
Quản lý bởi: Chi cục Thuế Quận 3

P. An Khánh, Tp. HCM

(+84)906 750 776

info@humagroup.net

quynhmai@humagroup.net

© 2024 HUMA INVESTMENT AND CONSULTING.